Tổ chức đánh giá uy tín Quacquarelli Symonds, nước Anh gần đây đã thông báo kết quả khảo sát top trường đại học tốt nhất thế giới. Trong 1.418 trường đại học trên thế giới có đến 50 trường đại học thuộc Nhật Bản. Vậy top 5 trường hàng đầu là những trường nào? Hãy cùng TODAIedu tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

 

Mục lục [ Ẩn ]

Bảng xếp hạng QS World University Rankings do Times Higher Education (THE) phát hành. 

Mỗi năm lại đến các học sinh, sinh viên trên toàn thế giới háo hức đón chờ kết quả của bảng xếp hạn hạng top các đại học tốt nhất thế giới do Times Higher Education (THE) phát hành. Năm nay QS Quacquarelli Symonds đã tiến hành xếp hạng 1.418 trường đại học trên khắp thế giới trong ấn bản QS World University Rankings 2023 (trong đó có 124 cơ sở giáo dục đại học lần đầu tiên được xếp hạng) trong tổng số 2.462 cơ sở giáo dục đại học tham gia từ 100 quốc gia và vùng lãnh thổ).

Đây là một trong hai bảng xếp hạng (BXH) trường đại học nổi tiếng thế giới, bên cạnh BXH do Times Higher Education (THE) phát hành. Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá và xếp hạng các trường bao gồm: 

  • Tỷ lệ giảng viên/sinh viên
  • Số trích dẫn/giảng viên
  • Tỷ lệ giảng viên quốc tế
  • Đánh giá của học giả
  • Tỷ lệ sinh viên quốc tế
  • Đánh giá của nhà tuyển dụng

Top 5 trường đại học Nhật Bản đứng đầu theo kết quả của QS Quacquarelli Symonds

Theo kết quả được công bố có 50 trường đại học đến từ xứ sở hoa anh đào, trong đó 5 trường đại học đứng đầu lần lượt là: 

  • Đại học Tokyo ở vị trí thứ 23. Không chỉ xếp hạng cao trên BXH quốc tế, đây còn là lần thứ 2 ngôi trường danh giá hàng đầu xứ sở hoa anh đào giữ vững được vị trí này.
  • Đại học Kyoto ở hạng 36 đây cũng là ngôi trường có bề dày lịch sử và có tiếng vang trong cộng đồng sinh viên trong và ngoài nước.
  • Viện công nghệ Tokyo hạng 55
  • Đại học Osaka hạng 68
  • Đại học Tohoku hạng 79
Đại học Tokyo xuât sắc giữ vững vị trí của mình trên bảng xếp hạng
Đại học Tokyo xuât sắc giữ vững vị trí của mình trên bảng xếp hạng

Ngoài ra còn top 200 còn có sự góp mặt của 4 trường đại học bao gồm Đại học Nagoya hạng 112, Đại học Kyushu hạng 135, Đại học Hokkaido hạng 141 và Đại học Keio hạng 197. 

So với công bố năm 2022 của QS công bố đã có 19 trong số 50 trường đại học Nhật Bản rớt hạng, 11 trường cải thiện thứ hạng, còn 18 trường khác vẫn giữ nguyên vị trí. 

Mặc dù Đại học Tokyo vẫn giữ vững hạng 23 nhưng số lượng các trích dẫn khoa học đã rớt 25 hạng so với năm trước xuống hạng 128. Đơn vị QS đánh giá Đại học Tokyo đều thể hiện khá tốt hầu hết các chỉ tiêu, tuy nhiên sức ảnh hưởng của các nghiên cứu đang giảm. 

Ben Sowter, Phó chủ tịch cấp cao của QS cho biết thông qua số liệu, lý do chính cho việc Nhật Bản tụt hạng là do sự giảm sút về các công trình nghiên cứu. Ông cũng phân tích rằng điều này là kết quả của việc thiếu đầu tư vào vốn trí tuệ hơn hai thập kỷ qua. Bức tranh này hoàn toàn ngược lại với Trung Quốc khi họ liên tục gia tăng về số lượng sinh viên tốt nghiệp Thạc sĩ. 

Ông Ben cũng nhắc đến quỹ 10 nghìn tỷ yên được thiết lập bởi Chính phủ Nhật Bản để hỗ trợ cho các trường đại học và cho rằng đây là nước đi hứa hẹn giúp hồi sinh lại hoạt động nghiên cứu của nước này, nhưng sẽ phải mất nhiều năm để kết quả được thể hiện trên bảng xếp hạng của QS.